Visa Anh quốc là gì?
Thị thực Anh là bằng chứng hợp pháp cho phép công dân trên toàn thế giới được quyền nhập cảnh, ở lại tạm thời hoặc sống mãi mãi trong lãnh thổ của Vương quốc Anh. Thị thực Anh thường là con dấu bạn nhận được trong hộ chiếu hoặc tem nhãn do lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Anh tại quốc gia cư trú của bạn cung cấp.
Nếu bạn được cấp thị thực Anh, điều đó có nghĩa là bạn đủ điều kiện để vào Anh và bạn đáp ứng các yêu cầu của thị thực. Bởi vì Anh là quốc gia phát triển bật nhất và có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhất trên toàn thế giới, do đó có nhiều lý do khác nhau khiến mọi người muốn nộp đơn xin thị thực Anh, chẳng hạn như
- Để làm việc và kinh doanh
- Học tập
- Đối với lưu trú ngắn hạn và du lịch
- Để thăm người thân ở Vương quốc Anh
- Để quá cảnh qua Anh đến một quốc gia khác ở châu Âu
- Sống lâu dài
- Mong muốn trở thành thường trú nhân hoặc trở thành công dân Vương quốc Anh
Ai là người cần phải xin visa Anh quốc
Bạn có thể được miễn yêu cầu thị thực Anh, tùy thuộc vào quốc tịch của bạn. Bạn sẽ không phải xin thị thực Anh trước chuyến đi đến Anh, Scotland, Wales hoặc Bắc Ireland, nếu bạn là:
- Một công dân EEA.
- Một công dân Thụy Sĩ.
- Một công dân Khối thịnh vượng chung.
Làm thế nào để xin được visa Anh quốc
Quy trình xin thị thực Anh phụ thuộc rất nhiều vào loại thị thực mà bạn đang nộp đơn. Mặc dù hầu hết các yêu cầu đều giống nhau đối với từng danh mục, nhưng cách chúng được đánh giá là khác nhau. Ngoài ra còn có các yêu cầu bổ sung khác nhau giữa các danh mục.
Khoảng thời gian tốt nhất để xin visa Anh quốc khi đã có lịch trình
Bạn nên nộp sớm nhất có thể để nộp đơn xin thị thực Anh và thời gian tối ưu nhất là ba tháng trước ngày chuyến đi dự định của bạn. Do việc xin thị thực Anh có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng.
Các loại visa Anh quốc
Có nhiều loại thị thực Anh khác nhau, từ ngắn hạn đến dài hạn và lựa chọn visa Anh nào sẽ tùy thuộc vào mục đích chuyến đi và mong muốn thời gian ở lại Anh bao lâu của bạn. Do đó visa Anh quốc được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tuy nhiên sẽ gồm chủ yếu 6 loại dưới đây:
- Thị thực làm việc.
- Thị thực đầu tư, kinh doanh.
- Thị thực du học.
- Thị thực du lịch.
- Thị thực thăm thân.
- Thị thực định cư.
1. Các loại visa Anh quốc diện làm việc
Thị thực làm việc là thị thực dành cho những người có ý định mong muốn làm việc lâu dài ở Anh quốc và trong thị thực làm việc ở Anh sẽ được phân chia thành nhiều loại khác để phù hợp với người động và thời gian ở lại.
Các loại visa Anh quốc diện lao động dài hạn
- Skilled Worker visa: Thị thực này cho phép bạn được làm việc ở Anh quốc lên đến 5 năm và có thể định cư lâu dài sau 5 năm làm việc
- Health and Care Worker visa: Thị thực này cho phép những người lao động đạt đủ điều kiện trong ngành y tế làm việc liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe tại Anh quốc lên tới 5 năm và có thể định cư lâu dài tại Anh
- Senior or Specialist Worker visa (Global Business Mobility): Thị thực này cho phép công dân nước ngoài làm việc cho chi nhánh công ty tại Anh lên đến 5 năm
- Scale-up Worker visa: Thị thực dành cho những người lao động làm việc cho các doanh nghiệp đang mở rộng quy mô. Được phép ở lại lên đến 2 năm và trong vòng 3 năm đầu thì được phép gia hạn visa và được phép định cư lâu dài sau 5 năm
- Minister of Religion visa (T2): Thị thực này dành cho những người được mời sang Anh làm những công việc liên quan đến tôn giáo và người xin thị thực phải đạt đủ điểm yêu cầu
- International Sportsperson visa: Thị thực này dành cho những vận động viên quốc tế hoặc những người làm việc liên quan về thể dục tài năng được phép ở lại Anh lên đến 3 năm và có thể định cư lâu dài sau 5 năm
Các loại visa Anh quốc diện làm việc ngắn hạn
- Charity Worker visa (Temporary Work): Thị thực lên tới 12 tháng này dành cho ai được mời làm việc từ thiện ở Anh quốc
- Creative Worker visa (Temporary Work): Thị thực lên tới 12 tháng này dành cho những người lao động trong những ngành nghề, lĩnh vực sáng tạo và được mời đi làm việc tại Anh quốc
- Government Authorised Exchange visa (Temporary Work): Dành cho những ai mong muốn qua Anh làm việc để học hỏi thêm kinh nghiệm, đào tạo, thực tập hoặc nghiên cứu và đã được phê duyệt
- International Agreement visa (Temporary Work): Thị thực này dành cho những người làm việc của các nhà ngoại giao, những nhân viên, viên chức của chính phủ khác hoặc các tổ chức thế giới
- Religious Worker visa (Temporary Work): Dành cho những người được mời đi làm những công việc liên quan đến tôn giáo
- Seasonal Worker visa (Temporary Work): Thị thực thời vụ này dành cho những người mong muốn qua Anh làm công việc liên quan đến nông nghiệp và chăm nuôi gia súc, gia cầm
- Youth Mobility Scheme visa: Thị thực này dành cho những thanh thiếu niên từ 18 tuổi đến 30 tuổi mong muốn làm việc và ở lại Anh lên đến 2 năm. Tuy nhiên thị thực này chỉ dành cho những người có hộ chiếu của những quốc gia mà Anh đã qui định
- Graduate visa: Thị thực dành cho những du học sinh đã tốt nghiệp khóa học của mình và mong muốn ở lại làm việc tại Anh lên đến 2 năm
- High Potential Individual (HPI) visa: Thị thực dành cho những du học sinh đã đạt được bằng cấp từ một trường đại học được phê duyệt trong vòng 5 năm qua của chính phủ Anh và muốn làm việc tại Anh trong ít nhất 2 năm.
- Graduate Trainee visa (Global Business Mobility): Thị thực lên đến 12 tháng này cho phép người lao động nước ngoài đến làm việc ở các chi nhánh công ty ở Anh.
- UK Expansion Worker visa (Global Business Mobility): Thị thực này dành cho những quản lý hoặc những nhân viên cấp cao đến Anh để thành lập một chi nhánh của công ty tại Anh quốc
- Secondment Worker visa (Global Business Mobility): Thị thực này dành cho những người lao động được điều động sang công ty khác ở Anh để làm việc, đào tạo hoặc trao đổi
- Service Supplier visa (Global Business Mobility): thị thực này dành cho những người lao động nước ngoài làm việc cho một nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài và cần đến Anh để hoàn thành các nhiệm vụ công việc tạm thời
2. Các loại visa Anh quốc diện đầu tư và kinh doanh
Visa này dành cho những nhà đầu tư, những doanh nhân muốn kinh doanh tại Anh hoặc dành cho những người lao động có tay nghề cao. Visa đầu tư, kinh doanh gồm 3 loại chính sau đây:
- Innovator visa: Thị thực dành cho những người muốn thành lập doanh nghiệp ở Anh và ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp phải là ý tưởng mới so với thị trường. Đối với visa này có thời hạn lên tới 3 năm và có thể định cư lâu dài sau 3 năm
- Start-up visa: Thị thực dành cho những người muốn thành lập doanh nghiệp ở Anh và ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp phải là ý tưởng mới so với thị trường. Đối với visa này có thời hạn lên tới 2 năm và không được phép gia hạn thêm
- Global Talent visa: Thị thực này chỉ dành cho những nhà khoa học, nhà nghiên cứu hoặc nhà toán học muốn đến Anh để làm việc hoặc học tập
3. Các loại visa Anh quốc diện du học
Visa này dành cho những trẻ em dưới 18 tuổi và các du học sinh mong muốn được học tập lâu dài ở Anh. Visa du học gồm 3 loại visa sau đây:
- Student visa: Thị thực này áp dụng cho những du học sinh trên 16 tuổi có ý định học tập tại Anh. Thời hạn của visa sẽ tùy thuộc vào khóa học của bạn, nếu như bạn đang theo học chương trình đại học thì có thể ở lại lên đến 5 năm
- Child Student: Thị thực này chỉ áp dụng cho những du học sinh từ 4 tuổi đến 17 tuổi có ý định học tập tại Anh
- Study English in the UK (Short-term study visa): Thị thực ngắn hạn này cho phép bạn đến Anh để học tiếng Anh trong thời gian không quá 11 tháng
4. Các loại visa Anh quốc diện du lịch
Visa du lịch Anh (Standard visitor visa) đã hợp nhất nhiều loại visa du lịch khác thành một visa duy nhất. Visa du lịch có thể du lịch, học tập, công tác, khám chữa bệnh hoặc những mục đích khác với thời hạn không quá 6 tháng.
Ngoài visa du lịch ra còn có những loại visa đặc biệt khác như:
- Permitted Paid Engagement visa: Thị thực này cho phép bạn được mời qua Anh làm việc như là một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn và không được phép lưu trú ở Anh quá 1 tháng
- Marriage visitor visa: Tương tự như visa du lịch, tuy nhiên visa này chỉ dành cho những có mục đích kết hôn. Visa cho phép bạn đến thăm Anh Quốc trong vòng 6 tháng và đăng ký kết hôn hoặc đăng ký chung sống với bạn đời đồng giới ở Anh. Visa không cho phép ở lại Anh sống sau thời gian kết hôn.
5. Thị thực gia đình
Đây là một loại thị thực dành cho người nước ngoài muốn đoàn tụ với một thành viên gia đình ở Anh trong hơn 6 tháng.Các loại visa Anh diện gia đình
- UK Spouse Visa
- UK Parent Visa
- Uk Child Visa
6. Thị thực Quá cảnh Anh quốc
Visa quá cảnh Anh (UK transit visa) là loại visa cho phép bạn quá cảnh tại Anh trong vòng 48 tiếng trong khi chờ đợi chuyến bay tiếp theo của mình đến quốc gia khác. Tùy thuộc vào việc bạn có vượt qua khỏi vùng kiểm soát biên giới Anh hay không mà sẽ lựa chọn thị thực quá cảnh Anh cho phù hợp với mục đích của mình.
Các loại thị thực quá cảnh Anh
- Direct Airside Transit Visa (DATV): dành cho những người không rời khỏi khu vực chờ để đổi chuyến bay và thời gian quá cảnh không quá 24 tiếng.
- Visitor in Transit Visa: dành cho người nước ngoài phải rời khỏi sân bay và phải đi qua khu vực hải quan để kiểm tra hành lý hoặc phải đến một sân bay khác tại Vương quốc Anh để tiếp tục hành trình và sẽ rời khỏi Anh trong vòng 48 tiếng.
7. Visa tị nạn
Visa tị nạn tạm thời dành cho những người sắp nhập cảnh vào Anh hoặc đang ở biên giới, phải rời khỏi quốc gia sinh sống vì cuộc sống của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Đơn xin thị thực này được thực hiện từ bên trong Vương quốc Anh. Thị thực là tạm thời, cho đến khi người giữ thị thực không còn nguy cấp và có thể trở về quốc gia. Thị thực này được cấp từ 2 đến 6 năm với khả năng gia hạn.
Các loại hồ sơ để chuẩn bị để xin visa Anh quốc
Tờ khai xin visa đi Anh Điều kiện xin visa đi Anh đầu tiên là bạn cần có tờ khai xin visa đi Anh quốc. Mẫu đơn này phải được hoàn thành online tại website thị thực và nhập cảnh Anh.
Lưu ý: Các thông tin điền trong tờ khai điện tử này sẽ không được sửa đổi sau khi đã nộp phí nên cần phải hết sức thận trọng và không bỏ sót bất kỳ ô trống nào. Sau khi hoàn thành tờ khai visa đi Anh online, bạn nên in ra để nộp chung với hồ sơ.
Hồ sơ cá nhân
- Passport gốc ( còn hạn trên 6 tháng, tối thiểu còn 3 trang trống), bao gồm cả passport cũ (nếu có), passport mới (*)
- Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân (nếu chưa có CCCD) (*)
- 02 ảnh chụp đại diện phía trước, phông nền trắng, kích cỡ 4×6
- Sổ hộ khẩu (*)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (*)
- Giấy khai sinh (*)
- Mẫu form khai thông tin
- Hồ sơ công việc (tùy vào trường hợp mà áp dụng cho phù hợp)
Chủ doanh nghiệp
- Giấp phép kinh doanh (*)
- Biên lai nộp thuê hoặc tờ khai thuế 3 tháng gần nhất (đóng mộc công ty) (*)
- Báo cáo nộp thuế 3 tháng gần nhất
Công nhân viên
- Hợp đồng lao động (*)
- Đơn xin nghỉ phép
- Giấy xác nhận chức vụ
- Bảng lương 3 tháng gần nhất
Học sinh, sinh viên
- Giấy xác nhận học tập tại đơn vị trường đang theo học.
- Đơn xin nghỉ phép
- Giấy xác nhận của phụ huynh/ người giám hộ có chứng nhận tại địa phương (đối với trẻ 18 tuổi)
Hồ sơ tài chính
- Giấy tờ nhà đất (nếu có) (*)
- Giấy tờ sở hữu xe hơi, xe máy và các loại tài sản khác (nếu có) (*)
- Giấy xác nhận tài khoản, sổ tiết kiệm, xác nhận số dư (tối thiểu 240.000.000 VNĐ)
Lưu ý: Các mục (*) yêu cầu đương đơn cung cấp bản photo A4 có dấu công chứng của cơ quan có thẩm quyền. Và các tài liệu trên đều phải được dịch thuật sang tiếng Anh.
Nộp hồ sơ xin visa Anh quốc ở đâu
Hồ sơ xin visa đi Anh công tác hay visa ngắn hạn cần phải được nộp tại Trung tâm tiếp nhận thị thực Vương quốc Anh VFS Global. Hiện nay, trung tâm này đang có địa chỉ tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng:
- VFS tại Đà Nẵng: 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu
- VFS tại Hà Nội: Phòng G04, Tầng 1 tòa nhà Hàng Hải, Số 1 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa
- VFS tại Hồ Chí Minh: Tầng 5, Resco Building, 94-96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1
Thời gian nộp hồ sơ xin visa là từ thứ hai đến thứ sáu, trong khung giờ 8h30 – 15h00.
Lưu ý: Bạn bắt buộc phải đặt lịch hẹn với Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực Vương quốc Anh – VFS Global trước khi nộp hồ sơ xin visa du lịch Anh. Việc đặt lịch hẹn này được thực hiện ngay sau khi bạn điền tờ khai online và nộp phí tại website thị thực và nhập cảnh Anh. Khi đã đặt lịch hẹn xong, bạn hãy in giấy hẹn ra và mang theo khi đến nộp hồ sơ xin visa.
Có cần phải sinh trắc vân tay trong quá trình xin visa Anh hay không
Lấy thông tin sinh trắc là một trong những thủ tục quan trọng khi xin Visa Anh quốc. Nhằm xác định danh tính, quyền học tập, làm việc và được hưởng những dịch vụ hoặc lợi ích công cộng tại Vương quốc Anh cho công dân nước ngoài cũng như là đảm bảo an ninh trong nước và ngăn ngừa tội phạm, trộm cắp và nhập cư bắt hợp pháp.
Hiện nay để xin visa nhập cảnh vào Anh thì công dân Việt Nam cần cung cấp dấu vân tay.
Làm gì khi trường hợp xin visa bị từ chối
Nếu đơn xin thị thực Anh của bạn bị từ chối, Đại Sứ Quán sẽ được thông báo về lý do mà bạn bị từ chối cấp thị thực. Trong trường hợp nếu bạn thấy không hợp lý thì có thể kháng cáo
- Điền vào Mẫu IAFT-2, đây là mẫu đơn kháng cáo
- Gửi nó đến Phòng Nhập cư và Tị nạn Vương quốc Anh
- Cơ quan này sẽ gửi hồ sơ sẽ được chuyển đến các cơ quan hữu quan
- Một quyết định mới sẽ được đưa ra và thông báo cho người nộp đơn bằng văn bản
Nếu quyết định không thay đổi, bạn có thể nộp đơn mới bằng cách sửa chữa những sai lầm trước đó.
Lưu ý: Nếu như visa của bạn bị từ chối, các khoản chi phí mà bạn đã sử dụng sẽ không được thanh toán hoàn lại. một khi đã có dấu hiệu của việc bị từ chối những lần sau khi bạn có nhu cầu làm visa Anh sẽ khó khăn hơn rất nhiều. hãy lưu ý điều đó.
Làm cách nào để nhận biết đã có visa Anh
Bạn sẽ được cung cấp
- Nhãn dán có trong hộ chiếu của bạn, nếu bạn đã cung cấp thông tin sinh trắc học của mình tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực
- Quyền truy cập để xem thông tin tình trạng nhập cư của bạn trực tuyến, nếu bạn đã sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để chứng minh danh tính của mình
Thông tin tình trạng nhập cư trực tuyến hoặc dán tem hộ chiếu sẽ hiển thị
- Những gì bạn đã được cấp (ví dụ: thị thực sinh viên)
- Ngày thị thực của bạn có hiệu lực (ngày bắt đầu và ngày kết thúc)
- Các điều kiện của thị thực của bạn
Cách kiểm tra hiệu lực của visa Anh
Để kiểm tra hiệu lực visa Anh bạn chỉ cần nhìn vào thẻ visa của bạn, vì toàn bộ thông tin thị thực vương quốc Anh của bạn đều được đề cập ở trên đó.
Tốn bao nhiêu lâu để có được visa Anh
Có thể mất khoảng ba tuần để thị thực Vương quốc Anh được xử lý. Thời gian xử lý Visa Vương quốc Anh hiện tại khác nhau dựa trên một số yếu tố. Đó là:
- Loại thị thực bạn đang nộp đơn
- Quốc gia nơi bạn đang nộp đơn
- Tình huống cụ thể của bạn
- Số lượng đơn đăng ký mà lãnh sự quán / trung tâm xử lý thị thực Vương quốc Anh đang nhận được tại thời điểm đó, v.v.
Có cần phải mua bảo hiểm khi đi du ở Anh
Khi bạn đến thăm Anh từ một quốc gia không thuộc EEA, bạn sẽ bị tính phí 150% theo tỷ lệ NHS tiêu chuẩn nếu bạn không có bảo hiểm. Do đó, điều cần thiết là bạn phải mua bảo hiểm du lịch trước khi đến Vương quốc Anh để có thể đòi lại chi phí chăm sóc sức khỏe. Vậy nên, bảo hiểm du lịch là một phần quan trọng của bất kỳ chuyến đi nào, đặc biệt nếu bạn cần chăm sóc y tế đột xuất trong thời gian lưu trú.
Bảo hiểm du lịch cũng có thể giúp bạn trang trải chi phí nếu kế hoạch đi lại hoặc chỗ ở của bạn thay đổi bất ngờ hoặc nếu bạn làm thất lạc các giấy tờ quan trọng như hộ chiếu hoặc vé máy bay. Nhiều chính sách bảo hiểm sẽ cung cấp cho bạn sự hỗ trợ về những vấn đề này cũng như hoàn trả cho bạn nếu có bất kỳ chi phí tài chính nào phát sinh.
Thời hạn của Visa Anh là bao lâu
Với visa Anh, có hai loại thời hạn bạn cần lưu ý là thời hạn hiệu lực của visa và thời hạn lưu trú tối đa.
- Thời hạn lưu trú: Visa du lịch Anh thường có thời hạn lưu trú tối đa cho 01 lần nhập cảnh là 6 tháng (180 ngày).
- Thời hạn hiệu lực của visa: Tùy thuộc vào loại visa mà thời hạn hiệu lực sẽ là 1 năm, 2 năm, 5 năm hoặc 10 năm. Ví dụ với visa 10 năm, bạn có thể lưu trú tại Anh bất kỳ khi nào trong thời hạn là 10 năm, mỗi lần lưu trú không quá 6 tháng.
Gia hạn visa Anh sắp hết hạn
Bạn phải luôn nộp đơn xin gia hạn các loại visa Anh của mình trước khi thị thực hiện tại của bạn hết hạn. Thời gian bạn có thể gia hạn thị thực trước khi hết hạn sẽ tùy thuộc vào loại thị thực mà bạn muốn gia hạn.
Có thể ở lại Anh bao lâu khi visa Anh hết hạn
Nếu bạn vẫn ở trong nước khi thị thực Anh của bạn hết hạn, bạn được phân loại là “người lưu trú quá hạn”. Bạn sẽ có 30 ngày kể từ ngày thị thực của bạn hết hạn để rời khỏi đất nước. Bạn vẫn có thể ở lại Anh nếu bạn đã nộp đơn xin thị thực mới trước ngày hết hạn của thị thực cũ.
Nếu thị thực của bạn đã hết hạn và bạn hiện đang chờ quyết định về đơn đăng ký của mình, mọi hoạt động mà thị thực trước đây của bạn cho phép sẽ bị đình chỉ (chẳng hạn như làm việc, mở tài khoản ngân hàng, v.v.) cho đến khi bạn nhận được sự chấp thuận của thị thực mới . Nếu bạn tiếp tục làm việc tại Vương quốc Anh với thị thực đã hết hạn, đây là một tội hình sự. Nếu chủ lao động của bạn biết thị thực của bạn đã hết hạn mà vẫn tiếp tục cho phép bạn làm việc, họ cũng đang phạm tội hình sự và sẽ có nguy cơ bị Bộ Nội vụ trừng phạt.
Có được hoàn tiền khi rút lại đơn xin visa Anh
Không, bạn không thể được hoàn lại phí bạn đã thanh toán. Lệ phí xin các loại visa Anh là bắt buộc để trang trải các chi phí phát sinh từ quá trình xử lý đơn đăng ký của bạn, do đó không thể hoàn lại tiền nếu thị thực của bạn bị từ chối hoặc bạn quyết định rút đơn trong khi nó đang được xử lý.
Kiểm tra tiến trình của đơn xin visa Anh ở đâu
Thực hiện theo các bước được đề cập dưới đây để theo dõi tình trạng thị thực Anh trực tuyến
- Truy cập trang web của Lãnh sự quán Anh tại thành phố của bạn hoặc đăng nhập vào VFS Global .
- Cung cấp ID theo dõi mà bạn nhận được qua SMS và email sau khi nộp đơn xin thị thực.
- Tiếp theo, nhập ngày sinh của bạn ở định dạng YYYY-MM-DD và văn bản hình ảnh xác thực.
- Nhấp vào “Gửi”.
Trang web sẽ hiển thị trạng thái đơn xin thị thực của bạn.
Để theo dõi trạng thái đơn xin thị thực Anh thông qua bất kỳ trang web nào khác, bạn phải nhập các chi tiết sau
- Số hộ chiếu
- Số theo dõi thị thực
- Ngày sinh
- Mã ngẫu nhiên
Trả phí cho visa Anh bằng cách nào
Sau khi kết thúc hồ sơ online tại website của Cục quản lý thị thực và xuất nhập cảnh Vương quốc Anh, bạn sẽ thanh toán phí thị thực thông qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của mình (chẳng hạn như MasterCard, Visa, American Express, Diners Club hoặc JCB).
Nếu mắc lỗi trong quá trình làm đơn xin cấp visa Anh thì nên làm gì
Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện các bước sau
- Liên hệ với luật sư di trú để có thể tư vấn và đại diện cho bạn
- Chuẩn bị một lá thư giải thích và gửi thư này cùng với các tài liệu đã nộp lên cho Bộ Nội vụ (bao gồm số tham chiếu của bạn ở đầu bức thư), giải thích sai lầm đã mắc phải và làm rõ tình hình.
- Cung cấp bất kỳ tài liệu hỗ trợ và bổ sung khác để chứng minh rằng đã xảy ra lỗi thực sự.
- Nếu một sai lầm nghiêm trọng hơn đã được thực hiện, bạn nên nhờ luật sư di trú của bạn đề xuất cách hành động tốt nhất dựa trên hoàn cảnh và sai lầm mà bạn cho là đã mắc phải. Sau đó, họ sẽ thay mặt bạn tiến hành xử lý vấn đề và tìm kiếm giải pháp kịp thời.
Liên hệ:
Email: trangle@trangvisa.com
Hotline: 0914 977 234
Facebook: TrangVisa
Trụ sở chính:
ĐC: 163 Nguyễn Văn Trỗi – Phường 11 – Q. Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh
Tòa nhà Vimadeco Building
Tel: 0914 977 234 – 028 3997 4168
Địa chỉ liên hệ tại Đà Nẵng
ĐC: 35 Thái Phiên, Phường Phước Ninh, Q.Hải Châu, Đà Nẵng – Tp. Đà Nẵng
Tòa nhà DNC Office
Tel: 0914 977 234 – 05116290888
Địa chỉ liên hệ tại Hà Nội
ĐC: 58 Nguyễn Trường Tộ, Trúc Bạch – Ba Đình – Hà Nội
Tel: 0914 977 234