Những món ăn không thể bỏ lỡ khi đi du lịch Trung Quốc

Đến với đát nước Trung Hoa không chỉ là thưởng ngoạn các danh thám hùng vĩ mà còn thưởng thức  các món ăn độc đáo và kì dị nơi đây. Theo chân chúng tôi đến những nơi có những món đặc sản đặc sản này nhé! Bắt đầu khám phá món ăn Trung Hoa

Sủi Cảo

Với người dân Trung Quốc, Sủi cảo là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình.

Sủi cảo
Sủi cảo

Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo: gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho rằng ăn loại bánh kết hợp hai loại gạo này sẽ giúp cho họ “cầu được ước thấy” và cơ hội phát triển sự nghiệp sẽ rộng mở hơn.

Nhân sủi cảo có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân, cầu kỳ nhất là băm thịt và rau.

Cần chuẩn bị đầy đủ thịt, rau và các loại gia giảm, cho lên thớt băm. Khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau phát ra tiếng rất rắn chắc, bởi vì luôn thay đổi to nhỏ khác nhau, khiến tiếng băm tiết tấu thay đôỉ lúc mạnh lúc nhẹ theo nhịp điêụ  như một bản nhạc trầm bổng truyền sang hàng xóm.

Mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.

Gói xong, bắt đầu nấu. Đợi khi nước trong nồi sôi, bỏ sủi cảo vào nồi có một cảm giác như bỏ những sản phẩm nghệ  thuật vào nồi nước trong vắt. Sau đó, lấy vợt quấy đến đáy nồi để cho sủi cảo không bị dính nồi. Trong khi nấu, thường là phải cho thêm 3 lần nước lạnh, vì trong tiếng Trung, từ này đồng âm với “phúc đi rồi lại đến”. Khoảng 10-20 phút sau là xong.

Vịt quay Bắc Kinh

Thương hiệu vịt quay Bắc Kinh từ lâu đã nổi tiếng ra tầm thế giới và là một niềm tự hào của ẩm thực Trung Hoa. Món vịt quay đã có từ thời nhà Nguyên, được phổ biến rộng rãi vào đời nhà Minh và được xem như một trong những món ăn cao cấp của tầng lớp quý tộc. Năm 1416 các khách điếm bắt đầu phục vụ món vịt quay tại Bắc Kinh và cho đến nay đã trở thành thương hiệu riêng của thành phố – vịt quay Bắc Kinh.

Vịt quay Bắc Kinh
Vịt quay Bắc Kinh

Để tạo ra được món vịt quay Bắc Kinh ngon nhất, vịt phải mập mạp từ 3-4kg/con, da căng không bị xước, thịt chắc và dai để đảm bao vị thịt ngon, không bị béo và giòn. Sau khi chọn được những con vịt ngon nhất, bắt đầu khâu tẩm ướp gia vị với mạch nha, giấm đỏ, đường, muối, ngũ vị hương nhiều lần để gia vị được thấm vào trong da lẫn thịt.

Một trong những khâu quan trọng của món vịt chính là quá trình quay vịt. Củi nên là cây long não hoặc cây ăn trái để không những không ảnh hưởng đến mùi vịt quay mà hương gỗ sẽ góp phần tạo nên hương vị cho món ăn. Bốn phía ức, lưng và hai cánh vịt được chăm chút cẩn thận cho đến khi chín vàng đều. Món vịt quay Bắc Kinh đạt tiêu chuẩn sẽ có lớp da chín vàng màu bánh mật, giòn béo nhưng không ngấy, bên trong thịt lại mềm.

Hiện nay các nhà hàng có phục vụ phần da và thịt riêng cho du khách thưởng thức. Phần da là thứ ngon của vịt quay, khách có thể ăn riêng da với bánh tráng, rau kèm nước sốt đặc biệt. Phần thịt được ăn cùng với cơm ngon hoặc chiên, xương chế biến món khác.

Có 3 cách thưởng thức vịt quay phổ biến ở Bắc Kinh là: dùng đũa gắp lát thịt ăn cùng bánh tráng và thêm một vài lát dưa chuột hoặc cà rốt rồi cuộn lại chấm với nước tương; dùng tỏi phi cùng với bánh tráng được cuốn lại; dùng những miếng da vịt thơm giòn chấm với nước tương.

Vịt quay Quảng Đông

Nhắc đến các món vịt làm nên nét đặc trưng trong ẩm thực Trung Hoa người ta thường nhắc đến vịt quay Bắc Kinh, vịt quay Tứ Xuyên, trong đó độc đáo và hấp dẫn nhất phải kể đến là vịt quay Quảng Đông.

Vịt quay Quảng Đông
Vịt quay Quảng Đông

Sở dĩ món vịt quay Quảng Đông hấp dẫn và tạo được thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới trước tiên là ở kỹ thuật tẩm ướp gia vị trước khi nướng. Gia vị đầu tiên và không thể thiếu đó là đường môn, loại đường đỏ, đóng thành từng bánh, ăn ngọt thanh. Cùng với đường môn, tỏi, gừng, hành , bột cam thảo, đậu nành, rượu và giấm trắng tạo thành một hỗn hợp đặc sánh quét lên khắp mình vịt. Cần khoảng thời gian 2 giờ để thịt vịt ngấm đượm gia vị mới bắt đầu mang đi quay.

Vịt Quảng Đông sau khi quay da vàng rộm, bóng nhoáng như vừa được lướt qua chảo dầu. Mặc dù vậy thân thịt chắc, da giòn ăn bùi ngậy, không hề có cảm giác ngấy như khi ăn những món quay thông thường. Người Trung Quốc có nhiều cách thưởng thức vịt quay khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là ăn kèm bánh tráng chấm xì dầu hay ăn kèm hành, tỏi tây, dưa leo, củ cải kẹp trong bánh bột mì.

Với thương hiệu đã được khẳng định giờ đây ta có thể tìm thấy vịt quay Quảng Đông ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi một vùng đất nơi món ăn này đi qua đều có sự thay đổi cho hợp với khẩu vị từng vùng. Tuy vậy, dù có tiếp thu bao tinh hoa của các nền văn hóa thì vịt quay Quảng Đông chính gốc vẫn không bị mờ nhạt và giữ nguyên sự hấp dẫn nhất đối với thực khách khắp năm châu.

Gà Kung Pao

Món gà Kung Pao có xuất xứ từ tỉnh Tứ Xuyên, đặc trưng của món ăn này là cay bởi thịt gà đã được nấu cùng ớt và đậu phộng.

Thị gà Kung Pao
Thị gà Kung Pao

Đậu phụ Tứ Xuyên

Đậu phụ Tứ Xuyên xuất hiện thời nhà Thanh do chủ của một quán cơm ở Thành Đô sáng chế ra. Thành phần của đậu phụ Tứ Xuyên nổi tiếng gồm đậu non và thịt bằm sau đó sẽ được nấu cùng với các loại gia vị rất đặc trưng của Tứ xuyên.

Đậu hũ Tứ Xuyên
Đậu hũ Tứ Xuyên

Đậu phụ Tứ Xuyên mang trong mình vị cay, nóng khi ăn không hoặc ăn kèm cùng với cơm đều rất là ngon. Đây là món ăn nổi tiếng và được bán nhiều trong các nhà hàng Trung Hoa ở Mỹ và Châu Âu, lẽ dĩ nhiên là nó được rất nhiều người ưa chuộng. Ngày nay thì ngoài thịt gà, những đầu bếp còn sáng tạo thay thế thịt gà bằng thịt heo, thịt bò hay là các loại hải sản khác nhưng theo đánh giá chung thì thịt gà vẫn ngon hơn cả.

Thịt lợn chua ngọt

Cực kì nổi tiếng ở Trung Quốc, món thịt lợn chua ngọt xuất hiện nhiều ở Chiết Giang, Tứ Xuyên và Sơn Đông cũng như Quảng Đông.

Thịt lợn chua ngọt
Thịt lợn chua ngọt

Thành phần chính của món thịt lợn chua ngọt là thịt lợn, lòng trắng của trứng và các gia vị như giấm, muối, tinh bột, rau mùi, cà chua và đường. Sau khi được nấu lên, thịt lợn chua ngọt sẽ có màu cam sáng và một hương vị chua ngọt hấp dẫn.

Những món ăn này bạn nhất định phải thử nếu có dịp đi du lịch đến Trung Quốc. Đối với những người chưa có visa đi Trung Quốc thì cũng đừng lo, hãy liên hệ Trang Visa để tìm hiểu dịch vụ làm visa Trung Quốc để trải nghiệm ẩm thực Trung Quốc nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status