Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người châu Á và người gốc Á đã trở thành mục tiêu của những phát ngôn xúc phạm trong các báo cáo truyền thông và trong những lời tuyên bố của các chính trị gia, cũng như trên các nền tảng mạng xã hội, nơi mà những phát ngôn thù hằn liên quan đến Covid-19 xuất hiện rộng rãi.
Tình hình phân biệt sắc tộc đối với người Châu Á ở Mỹ
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng thuật ngữ “virut Trung Quốc” và Thư ký chính phủ Mike Pompe sử dụng từ ngữ “virut Vũ Hán” có thể đã kích động cách thức sử dụng ngôn từ thù địch ở Mỹ. Mặc dù đến cuối tháng 3, Trump đã rút bỏ cách sử dụng thuật ngữ này và đưa ra một lời kêu gọi hỗ trợ cộng đồng người Mỹ gốc Á trên trang Twitter cá nhân, tuy nhiên Trump đã không chỉ đạo hay có bất kỳ phản ứng cụ thể nào từ phía chính phủ đối với việc bảo vệ người châu Á và người gốc Á chống lại sự kỳ thị đang diễn ra.
Các nhà lãnh đạo chính phủ và các quan chức cấp cao ở Mỹ trong một số trường hợp thì đã trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích các tội ác căm thù, phân biệt chủng tộc, bài ngoại bằng cách sử dụng các biểu ngữ chống Trung Quốc. Một số đảng và nhóm chính trị, bao gồm ở Mỹ, Vương quốc Anh, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Pháp và Đức cũng đã bám vào tính chất của cuộc khủng hoảng Covid-19 để gia tăng âm mưu chống người nhập cư, cực đoan sắc tộc, bài trừ Do Thái và bài ngoại nhằm khiến phần đông cộng đồng có thái độ căm phẫn, thù ghét đối với người tị nạn, người nhập cư, một số cá nhân nổi bật và một vài nhà lãnh đạo chính trị.
Đến cuối tháng 4, một liên minh gồm các nhóm người Mỹ gốc Á đã tạo ra một trung tâm báo cáo có tên STOP AAPI HATE cho biết họ đã nhận được gần 1,500 báo cáo về các sự cố phân biệt chủng tộc, lời lẽ kích động thù địch, phân biệt đối xử và tấn công gây thương tích chống lại người châu Á và người Mỹ gốc Á.
Nhóm này cũng báo cáo hàng trăm trường hợp người gốc Á bị quấy rối ở nơi công cộng hoặc bị cấm cửa tới các doanh nghiệp, hoặc lên phương tiện giao thông công cộng, bị xúc phạm trong các siêu thị, bị buộc tội về việc mang virus corona vào Mỹ.
Vào ngày 4/5, Liên đoàn Chống phỉ báng đã công bố danh sách các sự cố gần như hàng ngày về các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc và các trường hợp quấy rối từ tháng 1 đến đầu tháng 5. Ví dụ, vào ngày 3/5, một người lạ đã hét vào mặt một người đàn ông châu Á trên tàu điện ngầm ở New York.
Từ tháng 3 đến đầu tháng 5, có rất nhiều báo cáo công khai về các cuộc tấn công vật lý bạo lực đối với người gốc Á bao gồm ở California, Minnesota, New York và Texas . NextShark, một trang web chuyên về tin tức người gốc Á, chỉ nhận được một vài tin nhắn báo cáo vấn nạn mỗi ngày trước khi xảy ra đại dịch và bây giờ thì họ nhận được hàng tá tin nhắn.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) và các cơ quan liên bang khác đã không thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào để giải quyết sự gia tăng các cuộc tấn công và phân biệt chủng tộc, mặc dù một số chính quyền tiểu bang và địa phương đã thiết lập đường dây nóng và chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra các trường hợp tấn công hoặc phân biệt đối xử.
Nạn phân biệt đối xử, bạo lực người gốc Á ở các nước khác
Thống đốc vùng Veneto của Ý, một tâm chấn đầu tiên của đại dịch, nói với các nhà báo vào tháng Hai rằng “ Đất nước này sẽ tốt hơn Trung Quốc trong việc xử lý virus do văn hóa của người Ý biết chú ý mạnh mẽ đối với việc giữ vệ sinh, rửa tay, tắm gội sạch sẽ, trong khi tất cả chúng ta đều đã thấy là những người Trung Quốc thì ăn thịt chuột sống”. Sau đó, ông ấy đã xin lỗi về lời đã nói. Bộ trưởng giáo dục Brazil cũng đã chế giễu người dân Trung Quốc trong một bài đăng trên Twitter rằng “đại dịch này là một phần trong kế hoạch thống trị thế giới của chính phủ Trung Quốc”.
Sự gia tăng các thuật ngữ có sự phân biệt chủng tộc đó đã đồng thời gia tăng các cuộc tấn công phân biệt chủng tộc. Kể từ tháng 2, người châu Á và người gốc Á trên khắp thế giới đã bị tấn công và đánh đập, bắt nạt bạo lực, đe dọa, lạm dụng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử có liên quan đến đại dịch.
Tại Ý, nhóm xã hội dân sự Lunaria kể từ tháng 2 đã thu thập được hơn 50 báo cáo và các tài khoản mạng truyền thông liên quan đến các vụ tấn công , quấy rối bằng lời nói, bắt nạt và phân biệt đối xử với những người gốc Á. Nhóm nhân quyền và các nhóm khác ở Pháp , Úc và Nga cũng đã nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) về các cuộc tấn công liên quan đến Covid-19 và quấy rối những người gốc Á.
Ở Anh, người dân châu Á đã bị đấm vào mặt và bị chế giễu, bị buộc tội phát tán virus Corona. Ở Úc, hai người phụ nữ tấn công các sinh viên Trung Quốc, và hét lên “Hãy quay về Trung Quốc đi” và “Mày là dân nhập cư khốn kiếp”. Ở Tây Ban Nha, hai người đàn ông tấn công một người Mỹ gốc Hoa và đánh anh ta nặng đến nỗi anh ta bị hôn mê trong 2 ngày. Ở Texas, một người đàn ông dùng dao tấn công một gia đình Miến Điện. Đầu tháng 5, chính quyền Malaysia đã thực hiện các cuộc tấn công hàng loạt để giam giữ người tị nạn và người lao động nhập cư.
Trên khắp Trung Đông, những lời lẽ phân biệt chủng tộc dai dẳng trong bài diễn thuyết công khai chống lại công nhân nước ngoài sau khi một số vụ mắc nhiễm dịch Covid-19 xảy ra ở những khu vực đông dân cư dành cho lao động nước ngoài, hầu hết là người châu Á.
Tình cảnh của những người Châu Á trên đất khách và quyết định hồi hương
Trong một số trường hợp, chính phủ các nước chỉ đã ra lệnh đóng cửa biên giới nghiêm ngặt, ngăn chặn người lao động nước ngoài nhập cảnh mà không quan tâm đến các biện pháp thiết thực cung cấp các lợi ích chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tài chính hoặc các dịch vụ khác mà những người lao động hiện đang cần cấp thiết để có thể tồn tại trong đại dịch.
Trên khắp Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Hoa và những người châu Á khác đang ngày càng sống trong sợ hãi khi virus Corona lan rộng khắp đất nước trong bối cảnh định kiến chủng tộc rằng dịch bệnh bằng cách nào đó là lỗi của Trung Quốc.
Nỗi sợ hãi này trước nhất là bởi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đang tăng cao, nhưng nguyên nhân cũng do từ chính Nhà Trắng với đại diện là Donald Trump – và các cố vấn thân cận của ông – khi đã khăng khăng gọi căn bệnh là “virut Trung Quốc”.
Một học sinh cấp hai ở California được giáo viên của mình bảo đi đến phòng y tá sau khi cậu ta ho, mặc dù cậu đã nói với giáo viên của mình rằng cậu chỉ bị sặc nước và không hề bị bệnh. Và khi cậu bé hỏi giáo viên của mình tại sao lại không yêu cầu các học sinh không phải là người châu Á đến y tá sau khi họ cũng có ho, thì người giáo viên chỉ nói với cậu bé là “Hãy mau đi ra ngoài!”.
Ở Mỹ, những người nhập cư gốc Á, đặc biệt là người Trung Quốc bị xem là những kẻ thấp kém, bẩn thỉu, bệnh tật và bị coi là mối đe dọa đối với tầng lớp lao động bản địa, dẫn đến nhiều cuộc tấn công phân biệt trong lịch sử trước đó và dần gia tăng khi liên hệ với tình hình Covid-19.
Trước khi Moscow đóng cửa cách ly, cảnh sát đã đột kích một số địa điểm để xác định công dân gốc Á và buộc họ phải cách ly, bất kể lịch sử du lịch của họ. Ngoài ra, nhiều hành khách bị nhân viên tàu điện ngầm ở nơi này chặn lại, yêu cầu xác thực danh tích và khai báo chuyến tàu đã đi để kiểm tra.
Người dân Trung Quốc và người bản địa ở Trung Á phải hứng chịu làn sóng bình luận lăng mạ và phân biệt chủng tộc trên các phương tiện truyền thông xã hội liên quan đến Covid-19.
Trong cuộc sống hàng ngày, bất kể đang đi trên các phương tiện giao thông công cộng như xe bus hay tàu điện, đi siêu thị, đi ngoài đường, đến trường học… thì người gốc Á cũng bị người bản địa xỉ nhục, hét vào mặt, xua đuổi hoặc nặng hơn là hành hung.
Ở Sydney (Úc), có người đã viết dòng chữ “Cái chết dành cho những kẻ ăn thịt chó” (“Death to dog eaters”) trên tường nhà một người đàn ông Châu Á, hoặc có người đã xúc phạm tới 2 cô gái gốc Á là “Bọn chó Châu Á” (“Asian dogs”).
Gần Melbourne, cũng vào cuối tháng 3, một ngôi nhà ngoại ô của một gia đình người Úc gốc Hoa đã bị nhắm mục tiêu cho sự phá hoại vì phân biệt chủng tộc gốc Á. Họ bị phun sơn lên tường nhà những dòng chữ xúc phạm, đe dọa “Rời đi và chết đi!”, bị ném đá vỡ cửa sổ.
Cũng tại Melbourne, nữ sinh gốc Á bị lăng nhục và bị hành hung ngay trong trường học.
Công dân Việt Nam có nên quay về nước để tìm kiếm sự an toàn?
Sau cùng, có lẽ những phản ứng dữ dội liên can tới phân biệt chủng tộc đối với người Châu Á tại các nước Mỹ, Âu được cho là sự sợ hãi hơn là thù ghét. Mức độ sợ hãi của con người tăng cao xoay quanh mức độ nguy hiểm dẫn đến khả năng cao tử vong của căn bệnh do virus Corona. Nỗi sợ hãi khiến họ quay lưng, xua đuổi, kỳ thị người gốc Á.
Điều đáng lo lắng, còn là bạo lực và phân biệt sắc tộc từ chính những thành phần cảnh sát hay một bộ phận chính trị Mỹ.
Vì tình hình lây nhiễm Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, chắc chắn những nỗi sợ hãi và phân biệt chủng tộc vẫn sẽ còn âm ỉ lâu dài và có khả năng vẫn sẽ gây ra rất nhiều những vấn nạn xung đột, thương tổn về tâm lý, tinh thần của những người gốc Á một khi họ vẫn còn sinh sống ở nơi đất khách.
Lựa chọn đúng đắn cho lúc này, có lẽ là một quyết định trở về quê hương của những công dân gốc Á. Việt Nam vẫn luôn là một nước mẹ yên bình, sẵn sàng đón chào những người con xa xứ quay về, cho họ sự chăm sóc y tế chu đáo nhất có thể, dang tay nồng ấm tình quê hương. Đó là lý do nhiều kiều bào ồ ạt đổ về nước trong giai đoạn Covid-19 này.
Xem thêm: Việt kiều hồi hương về nước tăng cao sau dịch Covid-19
Lưu ý rằng, để được phép nhập cảnh về nước sinh sống, làm việc thì các Việt kiều từ nước ngoài trở về cần thiết phải xin giấy phép hồi hương.