CÁC LOẠI VISA ÚC 2023- THÔNG TIN CHI TIẾT NHẤT

Úc là một quốc gia phát triển với nền giáo dục tân tiến bậc nhất thế giới, là một quốc gia đa văn hóa, tôn giáo, đa quốc tịch và là vùng đất đầy những cảnh đẹp thiên nhiên đầy hoang sơ và hấp dẫn. Chính vì những nét đẹp và sự phát triển đấy thì ngày nay càng ngày càng có nhiều người mong muốn qua du học, du lịch hay kinh doanh, đầu tư ở bên Úc. Cho dù qua Úc để làm gì thì bạn cũng cần phải có thị thực Úc để thông quan nước Úc, tùy thuộc vào mục đích chuyến đi đến Úc mà chúng ta sẽ lựa chọn các loại visa Úc khác nhau.

Bài viết dưới đây Trang Visa sẽ cung cấp đầy đủ thông tin nhất về các loại visa Úc cũng như hướng dẫn cách thực hiện làm thủ tục xin visa Úc và giải đáp các thắc mắc mà đương đơn hay mắc phải khi làm thị thực Úc.

Visa Úc là gì?

Visa Úc là giấy phép cho phép bạn đến Úc trong khoảng thời gian xác định trước . Không giống như hầu hết các quốc gia khác phải cần dán tem hoặc nhãn visa lên thì Úc không dán tem hoặc nhãn visa lên hộ chiếu, thay vào đó visa Úc của bạn được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu của Cục di trú Úc để nhằm dễ kiểm soát những khách nhập cư, di cư tới Úc đồng thời tiết kiệm chi phí cho người nhập cư, di cư khi không cần phải tốn thêm 1 trang giấy hộ chiếu để dán lên. Chỉ cần khi bạn đến Úc, nhân viên sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu để biết bạn có thị thực hay không.

các loại visa Úc
Thông tin các loại visa Úc

Có cần bắt buộc phải có Visa Úc mới được nhập cảnh hay không?

Ngoài người New Zealand (có thể xin thị thực khi nhập cảnh) thì những công dân nước khác phải xin thị thực hoặc giấy phép trước khi nhập cảnh đến Úc. Nếu là chuyến đi ngắn hạn, bạn có thể làm evisitor nếu bạn là công dân châu Âu, còn bạn là công dân của nước Mỹ, Nhật Hàn, Brunei, Canada, Hongkong, Singapore, Malay thì bạn có thể làm Electronic Travel Authority (ETA). Còn các công dân còn lại thì làm visitor visa.

Có cần nộp hồ sơ gốc khi đăng ký visa Úc hay không?

Bạn không cần phải nộp hồ sơ gốc để xin thị thực Úc. Nếu đăng ký trực tuyến thì bạn lưu ý cần phải scan tài liệu của mình và nộp chúng lên hệ thống bằng file PDF. Nếu bạn nộp bằng giấy, thì nên nộp bản sao có chứng thực công chứng tại các văn phòng công chưng tư nhân hoặc nhà nước. Tuy nhiên các hồ sơ công chứng phải trong vòng 6 tháng trước khi nộp hồ sơ.

Làm thế nào để có được visa Úc

Để có thể được cấp visa Úc thì bạn phải nộp hồ sơ của mình và chờ đợi Lãnh sự quán Úc xét duyệt hồ sơ. Nếu được Lãnh sự quán Úc chấp thuận hồ sơ bạn sẽ được cấp visa grant number để thông hành qua Úc. Để nộp hồ sơ Úc bạn có thể nộp trực tiếp qua Lãnh sự quán Úc hoặc nộp qua online trên tài khoản ImmiAccount

Chờ đã! Bạn có đang định làm visa Úc không?

Nếu bạn muốn làm visa Úc nhanh chóng, uy tín, Hãy liên hệ trực tiếp với Trangvisa để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ nhé!

Các loại visa Úc diện du lịch (Visitor Visas)

Đối với các loại visa Úc diện du lịch, bạn chỉ được phép tới Úc để thăm thân, du lịch, công tác. Bạn không được phép học tập quá 3 tháng hay làm việc và khám chữa bệnh tại Úc.

Thông thường các loại visa Úc diện du lịch chỉ có thời hạn từ 3 tháng đến 12 tháng. Thời hạn visa sẽ do Đại sứ quán Úc quyết định. Và quyết định đó sẽ dựa trên hồ sơ mà bạn cung cấp cho Đại sứ quán.

dich-vu-visa-du-lich-uc
Visa du lịch Úc
  • Visitor (Visa 600): Cho phép thăm gia đình, du lịch và những mục đích khác ngoại trừ kinh doanh và điều trị y tế trong 3, 6, 12 tháng.
  • Electronic Travel Authority (Visa 601): Chức năng tương tự như visa 600 và được phép đăng ký trực tuyến (điều kiện cần phải là công dân những nước mà Úc qui định) không giới hạn số lần đến Úc và mỗi lần không quá 3 tháng.
  • eVisa (Visa 651): Chức năng tương tự visa 601 và chỉ có công dân châu Âu mới đủ điều kiện đăng ký.
  • Transit visa (Visa 771): Thị thực này cho phép ở lại tối đa 72 giờ trước khi buộc phải rời khỏi Úc.
  • Work and Holiday visa (Visa 462) và Working Holiday visa (Visa 417): Dành cho những người từ 18 – 30 tuổi muốn kì nghỉ kéo dài và làm việc để chu cấp cho kì nghỉ. Tùy vào công dân nước nào để đăng ký phù hợp cho 2 loại visa trên.

Các loại visa Úc diện du học (Studying and training visa)

Các loại visa Úc diện du học cho phép người nước ngoài có cơ hội học tập tại các trường học và các cơ sở giáo dục tại Úc. Visa du học cung cấp cho người ngoại quốc cơ hội để khám phá môi trường học tập và văn hóa đa dạng tại Úc. Đồng thời có thể xây dựng nền tảng học thuật và nghề nghiệp mạnh mẽ.

visa du học Úc

    Các loại visa du học Úc
  • Student visa (Visa 500): Với loại visa này có thể ở lại 5 năm và được phép tiếp cận nền giáo dục Úc đồng thời có thể làm việc trong khoảng thời gian visa hiệu lực.
  • Student Guardian Visa (visa 590): Đây là thị thực dành cho phụ huynh, người giám hộ cho du học sinh dưới 18 tuổi đang theo học tại Úc.
  • Training visa (visa 407): Visa này dùng để hoàn thành khóa đào tạo tại nơi làm việc hoặc chương trình đào tạo phát triển nghề nghiệp với thời hạn tối đa 2 năm.

Các loại visa Úc diện gia đình và kết hôn (Family and partner visa)

Úc cấp hàng loạt visa Úc diện gia đình và visa kết hôn nhằm tạo điều kiện cho việc hòa nhập của gia đình và cặp đôi ở Úc. Và Úc có những chương trình định cư trong các loại visa Úc diện gia đình và kết hôn nhằm hỗ trợ đoàn tụ các gia đình, đa dạng văn hóa và tích hợp xã hội.

dich-vu-visa-uc-dien-ket-hon
Dịch vụ visa úc diện kết hôn
  • Adoption visa (visa 102): Thị thực này cho phép trẻ em ở ngoài Úc được nhận nuôi ở Úc với cha mẹ nuôi.
  • Aged Dependent Relative visa (visa 114): Thị thực vĩnh viễn cho người lớn tuổi độc thân ở ngoài Úc,được phép ở lại Úc vĩnh viễn với người thân đang ở Úc và có khả năng cung cấp tài chính.
  • Aged Dependent Relative visa (visa 838): Thị thực vĩnh viễn cho người lớn tuổi độc thân ở Úc,được phép ở lại Úc vĩnh viễn với người thân đang ở Úc và có khả năng cung cấp tài chính.
  • Aged Parent visa (visa 804): Thị thực này cho phép cha mẹ lớn tuổi có con là công dân Úc đã định cư, được cư trú tại Úc.
  • Carer visa (visa 836): Cho phép người nộp đơn ở ngoài Úc chuyển đến Úc để chăm sóc người mắc bệnh.
  • Carer visa (visa 116): Cho phép người nộp đơn ở Úc chuyển đến Úc để chăm sóc người mắc bệnh.
  • Child visa (visa 101): Cho phép đứa trẻ ngoài ở Ngoài Úc chuyển đến Úc sống chung với ba mẹ nếu là công dân Úc hoặc công dân New Zealand.
  • Child visa (visa 802): Cho phép đứa trẻ ở Úc sống chung với ba mẹ nếu là công dân Úc hoặc công dân New Zealand.
  • Contributory Aged Parent visa (visa 884): Cho phép người già có con là công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc hoặc là công dân New Zealand đóng phí bảo lãnh cho cha mẹ được tạm thời ở lại Úc tới 2 năm.
  • Contributory Aged Parent visa (visa 864): Cho phép người già có con là công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc hoặc là công dân New Zealand đóng phí bảo lãnh cho cha mẹ được ở lại Úc vĩnh viễn.
  • Contributory Parent visa (visa 173): Cho phép cha mẹ có con là công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc hoặc là công dân New Zealand đóng phí bảo lãnh cho cha mẹ được ở lại Úc vĩnh viễn.
  • Contributory Parent visa (visa 143): Cho phép cha mẹ có con là công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc hoặc là công dân New Zealand đóng phí bảo lãnh cho cha mẹ được ở lại Úc vĩnh viễn.
  • Dependent Child visa (visa 445): Cho phép cha hoặc mẹ đang thuộc diện tạm trú kết hôn (visa 820 hoặc visa 309) bảo lãnh cho con cái tạm thời ở Úc.
  • New Zealand Citizen Family Relationship (temporary) visa (visa 461): Dành cho những người không phải là công dân New Zealand nhưng thành viên trong gia đình là công dân New Zealand được phép sống và làm việc tại Úc 5 năm.
  • Orphan Relative (visa 117): Cho phép đứa trẻ không có cha mẹ ở bên ngoài nước Úc trở thành thường trú nhân nếu có người là công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc hoặc là công dân New Zealand.
  • Orphan Relative (visa 837): Cho phép đứa trẻ không có cha mẹ ở nước Úc trở thành thường trú nhân nếu có người là công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc hoặc là công dân New Zealand.
  • Parent visa (visa 103): Cho phép cha mẹ có con là công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc hoặc là công dân New Zealand được ở lại Úc vĩnh viễn.
  • Partner (Provisional and Migrant) visa (visa 309 100): Cho phép người vợ hoặc chồng ở ngoài Úc của công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện sống tạm thời ở Úc. Có được thị thực này là bước đầu tiên hướng tới thị thực kết hôn diện thường trú nhân (visa 100). Visa 100cho phép người vợ hoặc chồng của công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện sống vĩnh viễn ở Úc.
  • Partner visa (visa 820 801): Cho phép người vợ hoặc chồng của công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện sống tạm thời ở Úc. Có được thị thực này là bước đầu tiên hướng tới thị thực lâu dài (visa 801). Visa 801 cho phép người vợ hoặc chồng của công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện sống vĩnh viễn ở Úc.
  • Prospective Marriage visa (visa 300): Thị thực này cho phép bạn tạm thời đến Úc để kết hôn với người phối ngẫu tương lai của mình và sau đó xin thị thực Đối tác (visa 100).
  • Remaining Relative visa (visa 115): Cho phép bạn được ở lại Úc vĩnh viễn với tư cách là thường trú nhân để ở cùng với người thân là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand nếu họ không còn mối quan hệ thân thiết nào ngoài bạn khi nộp đơn ở ngoài Úc.
  • Remaining Relative visa (visa 835): Cho phép bạn được ở lại Úc vĩnh viễn với tư cách là thường trú nhân để ở cùng với người thân là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand nếu họ không còn mối quan hệ thân thiết nào ngoài bạn.
  • Sponsored Parent (Temporary) visa (visa 870): Cho phép cha mẹ của công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện sống tạm thời ở lại Úc từ 3 năm đến 5 năm.

Các loại visa Úc diện lao động và đầu tư (Working and skilled visas)

Visa Úc diện làm việc và đầu tư cho phép các cá nhân tới Úc để làm việc và đầu tư. Các loại visa lao động Úc được Chính phủ Úc cấp nhằm thu hút những chuyên gia có kỹ năng có thể đóng góp vào nền kinh tế Úc và tìm kiếm những người lao động cho các ngành công nghiệp khác nhau.

Các loại visa Úc diện lao động và đầu tư

    Các loại visa Úc diện lao động và đầu tư

Sở hữu visa lao động và đầu tư giúp cho người lao động, doanh nhân nước ngoài đến làm việc và sinh sống. Đồng thời chính phủ Úc tạo điều kiện cho các lao động nước ngoài có cơ hội nhận thẻ xanh và nhập quốc tịch Úc. Dưới đây là các loại visa Úc diện làm việc và đầu tư:

  • Business Innovation and Investment (permanent) visa (visa 888): Thị thực vĩnh viễn dành cho các doanhnhân, nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Úc.
  • Business Innovation and Investment (provisional) visa (visa 188): Thị thực này cho phép bạn ở lại lên đến 5 năm và sở hữu và quản lý một doanh nghiệp tại Úc, tiến hành hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Úc hoặc thực hiện một hoạt động kinh doanh tại Úc.
  • Business Owner (visa 890): Thị thực này dành cho những người sở hữu và quản lý một doanh nghiệp tại Úc. Nó cho phép bạn ở lại Úc vô thời hạn.
  • Global Talent visa (visa 858): Đây là thị thực vĩnh viễn dành cho những người có thành tích xuất sắc và đặc biệt được quốc tế công nhận trong một lĩnh vực được qui định và có người đề cử nổi tiếng quốc tế trong lĩnh vực tài năng đó và người đó phải là công dân Úc, thường trú nhân Úc hoặc công dân New Zealand hoặc một tổ chức Úc .
  • Employer Nomination Scheme (visa 186): Thị thực này cho phép những người lao động có tay nghề cao, những người được chủ lao động của họ chỉ định, sống và làm việc lâu dài tại Úc.
  • Investor visa (visa 891): Thị thực này dành cho những người thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Úc. Nó cho phép bạn ở lại Úc vô thời hạn.
  • Permanent Residence (Skilled Regional) visa (visa 191): Thị thực này cho phép những người lao động có thị thực đủ điều kiện và đáp ứng yêu cầu về thu nhập được sống và làm việc lâu dài tại Úc.
  • Regional Sponsored Migration Scheme (visa 187): Thị thực này cho phép những người lao động có tay nghề cao được thuê hoặc đề cử bởi người chủ làm việc ở những khu vực chỉ định và làm việc lâu dài tại Úc.
  • Skilled Employer Sponsored Regional (provisional) visa (visa 494): Người lao động có tay nghề cao được phép làm việc lên đến 5 năm, được người chủ bảo lãnh và buộc phải làm việc ở khu vực chỉ định.
  • Skilled Independent visa (visa 189): Thị thực này dành cho những người lao động được mời, công dân New Zealand đủ điều kiện và người mang hộ chiếu Hồng Kông hoặc Quốc gia Anh (ở nước ngoài) đủ điều kiện và các kỹ năng mà Bộ Nội Vụ Úc yêu cầu.
  • Skilled Nominated visa (visa 190) : Thị thực này cho phép những người lao động có kỹ năng được chỉ định sống và làm việc tại Úc với tư cách là thường trú nhân.
  • Skilled-Recognised Graduate visa (visa 476): Thị thực này cho phép sinh viên mới tốt nghiệp ngành kỹ thuật được sống, làm việc hoặc học tập tại Úc trong tối đa 18 tháng. Sinh viên phải hoàn thành bằng cấp hoặc bằng cấp cao hơn từ một tổ chức được chỉ định trong vòng 2 năm qua và dưới 31 tuổi.
  • Skilled Regional (provisional) visa (visa 489): Dành cho những người lao động có tay nghề muốn sống và làm việc ở vùng nông thôn của Úc.
  • Skilled Regional visa (visa 887): Thị thực này dành cho những người đã sống và làm việc tại các khu vực cụ thể của vùng nông thôn Úc theo một thị thực đủ điều kiện trước đây.
  • Skilled Work Regional (Provisional) visa (visa 491): Thị thực dành cho những người có kỹ năng được tiểu bang hoặc Chính phủ đề cử để sống và làm việc tại vùng nông thôn của Úc trong 5 năm.
  • State or Territory Sponsored Business Owner visa (visa 892): Thị thực này dành cho những người sở hữu và quản lý một doanh nghiệp tại Úc và cho phếp ở lại Úc vô thời hạn. Người nộp đơn phải đủ điều kiện thị thực.
  • State or Territory Sponsored Investor visa (visa 893): Đây là thị thực thường trú dành cho những người có visa 165 và những người đã nắm giữ khoản đầu tư được chỉ định là 750.000 AUD trong 4 năm.
  • Temporary Activity visa (visa 408): Thị thực này cho phép bạn đến Úc để thực hiện các loại công việc cụ thể, đăc biệt trên cơ sở tạm thời, ngắn hạn.
  • Temporary Graduate visa (visa 485): Thị thực tạm thời cho phép sinh viên quốc tế sinh sống, học tập và làm việc lên đến 2 năm sau khi học xong.
  • Temporary Work (International Relations) visa (visa 403): Thị thực tạm thời để làm việc trong những trường hợp cụ thể giữa quan hệ quốc tế của Úc đối với đối tác.
  • Temporary Work (Short Stay Specialist) visa (visa 400): thị thực tạm thời này cho phép bạn làm công việc chuyên môn cao, ngắn hạn tại Úc đến 6 tháng (tùy trường hợp). Nó phù hợp nếu bạn có kỹ năng chuyên môn, kiến thức hoặc kinh nghiệm thường không có ở Úc.
  • Temporary Skill Shortage visa (visa 482): Thị thực tạm thời này cho phép người sử dụng lao động tài trợ cho một lao động có tay nghề phù hợp để đảm nhận một vị trí mà họ không thể tìm được một người Úc có tay nghề phù hợp để đảm nhiệm.

Các loại visa Úc diện tị nạn và nhân đạo (Refugee and humanitarian visas)

Chính phủ Úc cấp visa diện tị nạn và nhân đạo dành cho người tị nạn và những người tthật sự cần giúp đỡ và không có nơi nương trú tại quốc gia họ sinh sống. Visa tị nạn sẽ giúp họ có nơi trú ẩn mới tại Úc nếu họ có đầy đủ điều kiện mà chính phủ Úc yêu cầu. Ngoài ra với những người tị nạn sang Úc có thể hoàn toàn được phép làm việc như một công dân bình thường tại Úc.

visa ti nạn Úc

    Các loại visa tị nạn ở Úc
  • Global Special Humanitarian (visa 202): Với thị thực này, bạn có thể chuyển đến Úc nếu bạn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nghiêm trọng hoặc vi phạm nhân quyền, đồng thời phải có người đề xuất và ở lại Úc vĩnh viễn với gia đình của bạn.
  • Protection visa (visa 866): Thị thực này dành cho những người đến Úc bằng thị thực hợp lệ và muốn xin tị nạn. Nó cho phép bạn ở lại Úc vĩnh viễn, nếu bạn thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ của Úc và đáp ứng tất cả các yêu cầu khác để được cấp thị thực.
  • Refugee visas (visa 200, 201, 203 and 204): Với những thị thực này, bạn có thể chuyển đến Úc nếu bạn bị ngược đãi ở nước sở tại. Những thị thực này cho phép bạn và gia đình sinh sống, làm việc và học tập vô thời hạn tại Úc.
  • Temporary Protection visa (visa 785): Thị thực này dành cho những người đến Úc mà không có thị thực và muốn xin tị nạn. Nó cho phép bạn ở lại Úc tạm thời lên tới 3 năm nếu bạn thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ của Úc và đáp ứng tất cả các yêu cầu khác để được cấp thị thực.
  • Safe Haven Enterprise visa (visa 790): Thị thực này dành cho những người đến Úc mà không có thị thực và muốn xin tị nạn. Nó cho phép bạn ở lại Úc tạm thời lên tới 5 năm nếu bạn thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ của Úc, đáp ứng tất cả các yêu cầu khác để được cấp thị thực và phải cam kết làm việc tại khu nông thôn Úc.

Các loại visa Úc khác (Other visas)

Các loại visa Úc này thường dùng cho việc visa Úc hiện tại của bạn hết hạn, bạn cần quá cảnh Úc để bay sang quốc gia khác hay là dùng để điều trị y tế tại Úc.

qua-canh
quá cảnh
  • Bridging visa A – BVA – (visa 010): Thị thực tạm thời này cho phép bạn ở lại Úc sau khi thị thực độc lập hiện tại của bạn hết hạn và trong khi đơn xin thị thực mới của bạn đang được xử lý, bắt buộc đã có thị thực độc lập.
  • Bridging visa B – BVB – (visa 020): Thị thực tạm thời này cho phép một cá nhân rời đi và quay lại Úc trong khi đơn xin thị thực độc lập của họ đang được xử lý. Nếu họ quay trở lại Úc với lịch trình du lịch cụ thể, thì họ có thể ở lại Úc một cách hợp pháp trong khi chờ chính phủ Úc gia hạn visa.
  • Bridging visa C – BVC – (visa 030): Thị thực tạm thời này cho phép bạn ở lại Úc sau khi thị thực độc lập hiện tại của bạn hết hạn và trong khi đơn xin thị thực mới của bạn đang được xử lý.
  • Bridging visa E – BVE – (visa 050): Thị thực này cho phép bạn cư trú hợp pháp tại Úc trong khi sắp xếp rời đi, hoàn tất vấn đề nhập cư hoặc chờ quyết định nhập cư.
  • Bridging visa E – BVE – (visa 050): Thị thực này cho phép bạn ở lại Úc trong khi đơn xin Protection visa (visa 866) của bạn đang được xử lý.
  • Resident Return visa (visa 155 157): Nếu bạn rời Úc sau khi thời hạn du lịch của bạn hết hạn hoặc hết hạn khi bạn ở ngoài nước Úc, bạn sẽ không thể quay lại Úc với tư cách là thường trú nhân. Thị thực này cho phép bạn trở lại với tư cách là thường trú nhân.
  • Medical Treatment visa (visa 602): Thị thực tạm thời này dành cho những người đến hoặc ở lại Úc để điều trị y tế hoặc hỗ trợ người cần điều trị y tế đang giữ hoặc đã nộp đơn xin thị thực này. Nó cũng dành cho những người đang hiến tạng.

Nếu bạn đang phân vân và chưa biết mình nên lựa chọn loại visa Úc nào hoặc chưa rõ mình có đủ điều kiện để xin visa Úc không, thì vui lòng liên hệ với dịch vụ visa Úc của Trang Visa để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn tường tận và chi tiết hơn.

Có thể khiếu nại nếu visa bị từ chối?

Nếu thị thực Úc của bạn bị từ chối , thì bạn có thể kháng cáo để xem xét lại quyết định lên Ủy ban kháng án (AAT) để có thêm cơ hội giải trình và đưa thêm chứng cứ. Hãy chắc chắn rằng bạn khiếu nại càng sớm càng tốt sau khi nhận được thư từ chối, vì nó sẽ không được xem xét nếu bạn đợi quá lâu. Bạn thường có từ 7 đến 28 ngày để kháng cáo nếu bạn ở Úc và 70 ngày đối với người đang ở Việt Nam.

Thư từ chối cấp thị thực của bạn sẽ cho bạn biết liệu bạn có đủ điều kiện để kháng cáo hay không và nếu có thì bạn có thể làm như vậy như thế nào và khi nào. Đối với hồ sơ bị hủy, thời hạn để nộp đơn xin kháng án khoảng 5 – 7 ngày sau khi có quyết định từ Bộ Di trú. Trong thời gian bị hủy visa, nếu bạn ở lại Úc thì được xem như nhập cư bất hợp pháp, vì vậy bạn nên xin visa Bridging visa E – BVE – (visa 050) để có thể tiếp tục được ở lại Úc hợp pháp trong thời gian khiếu nại.

Sau khi nhận thị thực Úc

Nếu bạn nhận được thị thực du lịch Úc, bạn sẽ nhận được Số cấp thị thực. Bạn có thể sử dụng số này để kiểm tra chi tiết thị thực của mình trên hệ thống VEVO (Visa Entitlement Verification Online). Bạn sẽ không nhận được tem thị thực trên hộ chiếu của mình vì tất cả thông tin của bạn đều có sẵn trên cơ sở dữ liệu trực tuyến.
Tuy nhiên, bạn nên in thông báo cấp thị thực để mang theo khi đi du lịch. Bức thư này có tất cả các thông tin bạn cần cho thị thực của bạn. Nhân viên nhập cư tại sân bay sẽ kiểm tra tình trạng thị thực của bạn trên cơ sở dữ liệu trực tuyến bằng ImmiAccount hoặc số thị thực của bạn.

Khoảng bao lâu để có được Visa Úc kể từ khi nộp hồ sơ

Thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ tùy thuộc vào loại visa Úc mà bạn xin

  • Nếu bạn đang xin thị thực du lịch, thăm người thân bên Úc thì bạn nên nộp trước đó ít nhất một tháng khi bạn có dự định đi du lịch, mặc dù hầu hết các hồ sơ sẽ được xét duyệt trong vòng vài tuần nhưng bạn nên nộp sớm hơn vì có vài trường hợp xét duyệt hồ sơ lên đến vài tháng.
  • Nếu bạn đăng ký bằng bằng evisitor hoặc ETA, thì bạn có thể đăng ký trong một tuần trước khi đi.
  • Còn nếu như xin thị thực dài hạn như đầu tư, kinh doanh, lao động hay kết hôn,… thì bạn nên làm càng sớm càng tốt vì quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.

Có cần phải sinh trắc vân tay cho đơn xin visa Úc không?

Bạn cần phải sinh trắc vân tay nếu

  • Loại visa Úc mà bạn nộp bắt buộc phải có sinh trắc vân tay.
  • Bạn nộp đơn ở quốc gia nơi mà bắt buộc phải có sinh trắc vân tay.

Chi phí để cho mỗi lần sinh trắc vân tay Úc tại Việt Nam là 454.000 VNĐ được thực hiện tại VFS Global .

Bắt buộc phải có bảo hiểm y tế du lịch cho Úc hay không?

Đối với thị thực dài hạn, bạn luôn phải có bảo hiểm y tế hợp lệ của Úc. Mặt khác, đối với thị thực du lịch, thường không bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế, nhưng chính phủ Úc đặc biệt khuyên khách du lịch nên làm như vậy.

Có thể ở lại Úc bao lâu với thị thực hợp lệ

Tùy thuộc vào loại visa Úc mà bạn được cấp sẽ có thời hạn tương ứng với loại visa đó. Còn nếu bạn đến Úc với tư cách là khách du lịch hoặc vì các mục đích ngắn hạn khác, bạn thường có thể ở lại tối đa ba tháng một lần:

  • eVisitor và ETA có giá trị trong một năm kể từ ngày phát hành. Trong năm này, bạn có thể nhập cảnh nhiều lần miễn là mỗi lần bạn không ở lại quá ba tháng.
  • Thị thực theo diện du lịch được cấp cho tối đa ba, sáu hoặc mười hai tháng.

Bắt buộc rời khỏi Úc trong bao lâu trước khi quay trở lại Úc

Nếu bạn có ETA hoặc eVisitor sẽ không có quy định nào về thời gian bạn cần ở bên ngoài nước Úc trước khi quay trở lại. Bạn chỉ cần rời khỏi Úc trước khi hết 3 tháng. Sau khi nhập cảnh lại, bạn có thể ở lại thêm ba tháng nữa, với điều kiện là bạn không vượt quá thời hạn một năm của thị thực.

Cũng nên nhớ rằng bạn không được phép làm việc tại Úc với ETA, eVisitor hoặc thị thực du lịch và bạn không thể theo học một khóa học dài hơn ba tháng.

Có thể gia hạn thêm visa Úc không?

Nếu bạn đã ở Úc và muốn ở lại lâu hơn, bạn có thể nộp đơn xin thị thực mới ít nhất hai tuần trước khi thị thực hiện tại của bạn hết hạn – miễn là thị thực của bạn không có thông báo “Không tiếp tục ở lại thêm”.

Một khi bạn nộp đơn xin một loại thị thực khác, bạn sẽ được nhận thị thực bắc cầu A (Bridging visa A) từ cơ quan chính quyền Úc, cho phép bạn ở lại Úc cho đến khi Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đưa ra quyết định.

Trường hợp bạn muốn rời khỏi Úc, thì bạn có thể nộp đơn xin thị thực bắc cầu B (Bridging visa B) sau khi bạn đã nhận được Bridging visa A. Bridging visa B cho phép bạn rời khỏi và nhập cảnh lại Úc trong khi đơn xin thị thực mới của bạn đang được xử lý.

Có thể gia hạn visa Úc nếu thị thực đã hết hạn không?

Bạn không thể gia hạn thị thực Úc nếu thị thực hiện tại của bạn không còn hiệu lực. Khi visa của bạn hết hạn, bạn phải nộp đơn xin Bridging Visa E ngay lập tức. Thị thực này sẽ cho phép bạn ở lại hợp pháp tại Úc trong khi bạn sắp xếp chuyến đi trở về nhà.

Trong trường hợp thị thực hết hạn, bạn phải rời khỏi đất nước vì bạn không còn được phép ở lại Úc một cách hợp pháp. Nếu bạn tiếp tục ở lại mà không có thị thực hợp lệ, bạn có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng bao gồm bắt giữ, trục xuất, phí phạt và cấm xin thị thực khác vào Úc.

Có thể ở lại bao lâu sau khi thị thực hết hạn

Nếu bạn ở quá hạn, thậm chí chỉ vài ngày, thì điều đó sẽ được ghi vào hồ sơ nhập cư của bạn và nó có thể ảnh hưởng đến các đơn xin thị thực trong tương lai của bạn. Nếu bạn ở quá hạn thị thực lâu hơn 28 ngày, bạn có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phỏng vấn trên đường xuất cảnh, và thậm chí bạn có thể bị cấm đi lại trong ba năm. Đương nhiên, có những trường hợp ngoại lệ nếu bạn có lý do chính đáng cho việc ở lại quá hạn.

Chi phí xin các loại visa Úc là bao nhiêu?

phí visa Úc
Phí thị thực các loại visa Úc

Lệ phí xin thị thực Úc phụ thuộc vào loại thị thực Úc, phương thức nộp đơn và thời gian lưu trú của bạn:

  • Visa du lịch Úc (visa 600): 190 AUD.
  • Visa du học Úc (visa 500): 710 AUD.
  • Visa thực tập Úc (visa 407): 405 AUD
  • Visa Work and holiday (visa 462): 635 AUD
  • Visa lao động Úc: Dao động từ 405 AUD đến 4.640 AUD (tùy thuộc vào loại visa lao động)

Phí ở trên là phí thị thực đóng cho Lãnh sự Úc. Ngoài phí thị thực bạn còn sẽ cần mất thêm phí nộp hồ sơ tại các trung tâm tiếp nhận thị thực VFS Global và các chi phí liên quan đến hồ sơ khác.

Ngoài ra, chi phí để cho mỗi lần sinh trắc vân tay Úc tại Việt Nam là 454.000 VNĐ được thực hiện tại VFS Global.

Có thể được hoàn tiền nếu rút đơn xin thị thực không?

Nếu bạn rút đơn xin visa Úc, rất có thể bạn sẽ không được hoàn lại tiền. Một người rút đơn xin thị thực của họ chỉ có thể được hoàn tiền trong một trong các trường hợp sau:

  • Người nộp đơn hoặc một thành viên gia đình của người nộp đơn đã qua đời.
  • Người nộp đơn đã nhận được một thị thực khác cùng loại.
  • Chỉ dành cho các đơn xin thị thực cha mẹ: Người nộp đơn đã nộp đơn xin một loại parent visa khác của Úc và muốn nghe quyết định về đơn thứ hai.

Đặc biệt, nếu đơn xin thị thực của bạn bị từ chối, bạn cũng sẽ không nhận được tiền hoàn lại.

Làm cách nào có thể kiểm tra hiệu lực của visa Úc?

Bạn có thể lên hệ thống Visa Entitlement Verification Online (VEVO) để xem chi tiết và điều kiện thị thực của bạn. Để truy cập VEVO, bạn cần một trong những thứ sau:

  • Số tham chiếu giao dịch (Transaction Reference Number) – đây là số bạn nhận được khi bắt đầu nộp đơn xin thị thực trực tuyến.
  • Visa Grant Number – bạn nhận được số này nếu đơn xin thị thực của bạn thành công.
  • Số Bằng chứng Thị thực (Visa Evidence Number) – bạn sẽ nhận được số này nếu vì một lý do nào đó, bạn có dán thị thực vào hộ chiếu của mình.
  • Bạn cũng sẽ phải nhập các chi tiết sau: ngày sinh, số hộ chiếu và quốc tịch của bạn.

Làm cách nào để biết về tiến độ của đơn đăng ký visa Úc của mình?

Nếu bạn đăng ký trực tuyến, bạn có thể theo dõi trạng thái đơn đăng ký của mình thông qua ImmiAccount. Khi Bộ Nội vụ xem xét đơn đăng ký của bạn, họ sẽ cập nhật quy trình trên tài khoản của bạn, như sau:

  • Incomplete – nếu bạn chưa hoàn thành đơn xin thị thực của mình.
  • Ready to submid – nếu bạn đã hoàn thành đơn đăng ký, nhưng chưa gửi.
  • Submitted – Đơn đã gửi.
  • Received – Bộ Nội vụ đã nhận đơn đăng ký của bạn.
  • Initial assesssment – Bộ Nội vụ đang đánh giá đơn đăng ký của bạn.
  • Further assessment – Nếu Bộ Nội vụ yêu cầu bạn gửi thêm thông tin bổ sung.
  • Finalised – Quyết định đã được ra và bạn sẽ sớm nhận được thông báo qua email hoặc qua buu điện.

Làm thế nào có thể thanh toán cho visa Úc?

Khi đăng ký trực tuyến, bạn thanh toán phí thị thực thông qua:

  • Thẻ tín dụng.
  • Thẻ ghi nợ (chẳng hạn như MasterCard, Visa, American Express, Diners Club hoặc JCB).
  • Nếu bạn nộp đơn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán, văn phòng sẽ thông báo cho bạn cách nộp lệ phí.

Điều gì xảy ra nếu mắc lỗi trong quá trình đăng ký visa Úc?

Khi bạn nộp đơn xin thị thực trực tuyến, bạn phải chắc chắn rằng bạn không gửi nó với bất kỳ lỗi nào. Nếu bạn nhận thấy có sai sót trước khi hoàn tất đơn đăng ký và thanh toán tiền xin thị thực, bạn chỉ cần sửa đổi nó. Nếu bạn không thông báo cho đến khi bạn gửi, thì bạn có thể sẽ phải gửi lại đơn đăng ký, điều đó có nghĩa là bạn cũng phải trả phí thị thực một lần nữa.

Điều tốt là trước khi bạn chắc chắn gửi đơn đăng ký của mình, bạn sẽ có thể xem lại nó một lần nữa và bạn có thể sửa bất kỳ lỗi nào bạn phát hiện ra. Hãy nhớ rằng nếu bạn mắc lỗi khi cung cấp thông tin chi tiết về hộ chiếu của mình, điều đó có thể gây rắc rối cho bạn tại cửa khẩu.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về các loại visa Úc. Hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại thị thực Úc và chọn lựa cho mình loại visa Úc phù hợp với trường hợp, hoàn cảnh của mình nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy liên hệ hoặc điền form dưới đây để được tư vấn về các loại visa Úc miễn phí!

Đánh giá miễn phí tỷ lệ đậu visa Úc của bạn

Bạn muốn chắc chắn hồ sơ visa Úc của mình có bao nhiêu phần trăm đậu visa? Hãy thử đánh giá hồ sơ cùng Trangvisa nhé!

Liên hệ Trangvisa để biết thêm về dịch vụ visa:

Email: [email protected]
Hotline: 0914 977 234

Facebook: TrangVisa

Trụ sở chính:
ĐC: 163 Nguyễn Văn Trỗi – Phường 11 – Q. Phú Nhuận – Tp. Hồ Chí Minh
Tòa nhà Vimadeco Building
Tel: 0914 977 234 – 028 3997 4168

Địa chỉ liên hệ tại Đà Nẵng:
ĐC: 35 Thái Phiên, Phường Phước Ninh, Q.Hải Châu, Đà Nẵng – Tp. Đà Nẵng
Tòa nhà DNC Office
Tel: 0914 977 234 – 05116290888

Địa chỉ liên hệ tại Hà Nội:
ĐC: 58 Nguyễn Trường Tộ, Trúc Bạch – Ba Đình – Hà Nội
Tel: 0914 977 234

DMCA.com Protection Status
Scroll to Top
Call Now ButtonTƯ VẤN VISA MIỄN PHÍ